Cơ hội và thách thức đối với ngành dệt may Việt Nam
17/10/2023Dệt may là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực có tốc độ tăng trưởng ấn tượng những tháng đầu năm 2022. Sau ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, các doanh nghiệp dệt may đã từng bước phục hồi.
Trong quá trình tái cơ cấu kinh tế, dệt may là ngành tiềm năng, có khả năng chiếm lĩnh ở phân khúc cao, tạo ra giá trị gia cao, chứ không phải tạo việc làm đơn thuần. Tuy nhiên, xuất khẩu dệt may được dự báo sẽ phải đối mặt với những khó khăn lớn nhất trong gần 10 năm trở lại đây. Nhiều đơn hàng xuất khẩu đã chuyển dịch sang thị trường Pakistan hay Ấn Độ, trong bối cảnh lợi thế về chi phí đã không còn thuộc về nước ta.
Tuy vậy, dệt may Việt Nam vẫn có một số cơ hội nhất định, nếu cải thiện kịp thời đây chính là thời điểm “vàng” để doanh nghiệp Việt Nam khắc phục những bất cập cốt lõi đang tồn đọng.
Cơ hội
Tận dụng lợi thế từ các Hiệp định FTA
Trong 13 doanh nghiệp dệt may trên sàn, có 9 doanh nghiệp kỳ vọng lợi nhuận tăng trưởng và 4 doanh nghiệp đặt kế hoạch thận trọng. Báo cáo triển vọng ngành dệt may xuất khẩu năm nay tăng 23% so cùng kỳ nhờ nhu cầu thị trường bị dồn nén sau giai đoạn đóng cửa tại nhiều nước.
Các doanh nghiệp đang đẩy mạnh làm hàng xuất đi các thị trường trong khối EU. Đặc biệt, thị trường EU hiện nay được đánh giá rất tiềm năng, trong quý 1 tăng 31% là dấu hiệu tích cực cho ngành trong quá trình tăng tốc tìm lợi thế, cơ hội từ thị trường lớn này. Nhiều dự báo cho rằng, EU sẽ là thị trường xuất khẩu dệt may thu về hàng tỉ USD cho Việt Nam trong thời gian tới.
Vượt qua khủng hoảng bằng công nghệ số
Để chuẩn bị cho giai đoạn thị trường phục hồi, các doanh nghiệp dệt may, đặc biệt là doanh nghiệp nội địa đang nỗ lực cắt giảm chi phí sản xuất, bằng mọi cách giữ chân lực lượng lao động. Việc này không chỉ chuẩn bị nguồn lực sẵn sàng cho giai đoạn phục hồi đơn hàng mà còn để khẳng định tính ổn định của nền sản xuất trong nước như một yếu tố để cạnh tranh với các quốc gia khác.
Trong giai đoạn tới, yếu tố nhân công giá rẻ sẽ không còn là lợi thế của dệt may Việt Nam, như nhiều ngành, lĩnh vực sản xuất khác, chi phí nhân công tăng nhanh đang gây áp lực cho các nhà đầu tư nước ngoài. Do vậy, doanh nghiệp nội địa cũng không tránh khỏi tính trạng này.
Lâu nay, dệt may vẫn chủ yếu làm hàng gia công cho các nhãn hàng nên giá trị lợi nhuận không cao. Định hướng phát triển của ngành dệt may Việt Nam là tiến dần lên các phương thức sản xuất mang lại giá trị gia tăng cao hơn, từ gia công tiến lên FOB, ODM. Xa hơn nữa, đến năm 2035, sẽ đóng góp chủ yếu vào giá trị xuất khẩu dệt may. Quá trình chuyển đổi này đang bắt đầu bằng quyết tâm mạnh mẽ thực hiện sản xuất bền vững và chuyển đổi số, đưa công nghệ vào quy trình sản xuất và kinh doanh.
Thách thức
Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam đang phải đối mặt nhiều khó khăn do lạm phát, bất ổn chính trị kìm hãm chi tiêu từ các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam.
Theo thống kê của hải quan, hàng dệt may là 37/45 nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu 8 tháng đầu năm 2023 giảm,giảm 3,8 tỉ USD (tương đương 14,4%) so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu sang thị trường chủ lực là Mỹ giảm đến 22,4%; EU giảm 11,9%.
Kim ngạch xuất khẩu và thị phần dệt may của Việt Nam suy giảm trong thời gian qua là do nhiều yếu tố vĩ mô lẫn vi mô tác động. Trong đó, có sự ảm đạm của thị trường toàn cầu, năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam bị sụt giảm, tỉ giá VNĐ/USD, lãi suất ngân hàng cao,… khiến hàng hóa Việt Nam trở nên kém cạnh tranh so với các quốc gia xuất khẩu khác.
Bên cạnh các vấn đề kinh tế, doanh nghiệp dệt may Việt Nam còn đối diện với thách thức lớn liên quan đến phát triển bền vững. Theo đó, cam kết của các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) hay Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) đều đưa ra quan điểm về việc sử dụng xanh, tái chế; đây là những yêu cầu mà các nhãn hàng, nhà nhập khẩu đòi hỏi nhà sản xuất Việt bắt buộc phải đáp ứng.
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu ngành dệt may giảm giá khá mạnh (giảm 41% trong năm 2022, lớn hơn nhiều mức giảm của chỉ số chung VN-Index). Theo đánh giá của SSI Research, định giá ngành dệt may có thể giảm xuống mức P/E (giá thị trường/lợi nhuận mỗi cổ phiếu) thấp nhất lịch sử của ngành như giai đoạn 2010-2012 trong kịch bản suy thoái kinh tế toàn cầu diễn ra cho đến Quý 3-2023.
Vì lợi nhuận của hầu hết các công ty đã đạt đỉnh trong quý 3-2022 (về giá trị tuyệt đối) nên dự báo tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp dệt may giảm mạnh nhất trong quý 3-2023. Hiện tại, dệt may Việt Nam đang có những dấu hiệu phục hồi.
Tình hình sản xuất xuất khẩu của ngành hiện chỉ mới đạt mức độ ổn định. Chi phí sản xuất đang tăng quá mạnh, lợi nhuận của doanh nghiệp thu về lại không như triển vọng. Lợi thế của Việt Nam là quay trở lại sớm hơn so với các nước, trong đó có Trung Quốc. Tuy nhiên, nhân công giá rẻ, vật liệu mua rẻ lại là lợi thế để Trung Quốc thu về các đơn hàng.
Chuyển mình để phát triển bền vững
Để vượt khó, nhiều doanh nghiệp đã phải linh hoạt trong sản xuất các đơn hàng. Họ sẵn sàng làm các đơn hàng nhỏ lẻ, độ phức tạp và yêu cầu cao hơn trước. Tuy nhiên, để phát triển bền vững, yếu tố quan trọng vẫn phải là chuyển mình để chuẩn bị cho sự phát triển bền vững hơn.
Xanh hóa trong sản xuất dệt may có thể giúp doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu của nhà nhập khẩu từ châu Âu, cùng đó là phát triển bền vững doanh nghiệp. Ngành dệt may sẽ hoạt động theo hướng sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên và giảm chất thải, loại bỏ các chất gây lo ngại và loại trừ phát sinh vi sợi, biến đổi cách thức thiết kế quần áo, bán và sử dụng sao cho có thể giảm thải ra tự nhiên; cải thiện triệt để khả năng tái chế bằng cách thay đổi thiết kế, thu hồi và tái sản xuất; hướng tới sử dụng nguồn nhiên liệu tái tạo.
Thực tế, quá trình chuyển đổi “xanh” đã được nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam thực hiện khoảng 5 năm trở lại đây. Tuy tiến trình thực hiện còn tương đối chậm, hiện tại được đánh giá là thời điểm tốt nhất để doanh nghiệp trong nước tập trung đẩy mạnh chuyển đổi.
Chuyển đổi sản xuất để phù hợp nhu cầu thị trường là tất yếu, đi kèm với điều này, vẫn cần cải thiện những yếu tố sẵn có thể thúc đẩy quá trình phát triển. Để đạt được mục tiêu, các doanh nghiệp Việt Nam cần chú trọng đến dự báo về tình hình giá bông trên thế giới để có những chiến lược bảo hiểm giá hợp lý, tăng tính ổn định và bền vững cho ngành công nghiệp dệt may.