Fed nêu những rủi ro của hệ thống tài chính toàn cầu

08/11/2022

Theo nhận định của Fed, hệ thống tài chính toàn cầu sẽ không có nguy cơ suy thoái như năm 2008 nhưng sẽ bị đe dọa bởi lãi suất, trái phiếu và bất ổn chính trị.

Nâng mức lãi suất

Tuần qua, Fed đã nâng lãi suất lần thứ tư liên tiếp với mức tăng 0,75 điểm phần trăm. Kéo theo đó là động thái tương tự diễn ra ở các ngân hàng trung ương lớn khác như ECB ( ngân hàng Trung Ương Châu u) hay Anh. Theo các chuyên gia đánh giá, những tác động đồng thời này của các hệ thống ngân hàng sẽ có thể gây căng thẳng hơn cho hệ thống tài chính toàn cầu.

Biến động của thị trường trái phiếu kho bạc Mỹ

Cùng với đó, những biến động trên thị trường trái phiếu kho bạc Mỹ cũng đã thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư và một số nhà hoạch định chính sách. Trái phiếu kho bạc Mỹ vốn là một trụ cột chính của hệ thống tài chính toàn cầu. Nhưng có những dấu hiệu ban đầu cho thấy nhu cầu đến tài sản này có thể đang cạn dần, do hậu quả không mong muốn của tỷ giá tăng.

Bất ổn chính trị

“Việc thắt chặt chính sách tiền tệ đồng bộ, nhanh chóng trên toàn cầu; lạm phát gia tăng và sự bất ổn cao liên quan đến đại dịch và xung đột đang làm tăng nguy cơ của một cú sốc có thể dẫn đến việc khuếch đại các lỗ hổng. Chẳng hạn, căng thẳng thanh khoản trên các thị trường tài chính cốt lõi hoặc có dùng đòn bẩy”, Phó chủ tịch Fed Lael Brainard, đánh giá.

Đánh giá chung nền Kinh tế toàn cầu

Fed không công bố tình trạng báo động cho hệ thống tài chính toàn cầu mà chỉ vạch ra một loạt các mối đe dọa tiềm ẩn có thể ảnh hưởng. Một cú sốc không lường trước hoặc bất kỳ hậu quả không mong muốn nào từ cuộc chiến chống lạm phát của chính họ cũng đã được lưu ý.

Tuy nhiên, Fed cũng cho rằng hệ thống ngân hàng có vẻ ổn định và nợ hộ gia đình tại Mỹ không nổi lên như một nguồn chính đáng lo ngại. Giá của các tài sản rủi ro đã giảm do triển vọng kinh tế xấu đi và lãi suất tăng.

Hệ thống tài chính thế giới đã chứng kiến nhiều biến động trong 5 tháng qua. Mối quan tâm chính ở nhiều nơi là làm sao kiểm soát được lạm phát. Nhưng trái ngược với những năm dẫn đến cuộc Đại suy thoái – khi thị trường nhà ở dẫn đến sự suy thoái lớn của hệ thống tài chính – các nhà hoạch định chính sách hiện không lo lắng về loại bất ổn này.

Sau khi giá nhà ở Mỹ bùng nổ trong vài năm qua, Fed muốn hạ nhiệt thị trường này thông qua lãi suất cao hơn, từ đó dẫn đến các khoản vay thế chấp đắt hơn và cuối cùng là giá nhà thấp hơn. Dù vậy, các nhà môi giới và chuyên gia bất động sản cũng không cho là thị trường này sẽ sụp đổ.

Tuy nhiên, các lỗ hổng vẫn còn. Hồi tháng 5, trong số các nhóm được Fed khảo sát, không có người nào cho rằng sự bất ổn và biến động thanh khoản của thị trường là mối lo ngại. Nhưng đến tháng 11, 54% cho biết có rủi ro.

Dù vậy, tỷ lệ lo ngại về lạm phát tiếp tục ở mức cao trong khi lãi suất tăng đã giảm nhẹ xuống 62% vào tháng này, so với 68% hồi tháng 5. Xung đột Ukraine cũng ít lo ngại hơn, với 62% hiện tại so với 77% của lần khảo sát trước.

Nhưng hậu quả kinh tế của cuộc chiến ở Ukraine, và căng thẳng địa chính trị ở những nơi khác, vẫn tiếp tục lan rộng. Châu u đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng trong mùa đông này. Mối quan hệ Mỹ – Trung cũng đang chịu áp lực về kinh tế và an ninh quốc gia.

Trong khi đó, việc Fed tăng lãi suất mạnh đã củng cố đồng USD. Nhưng điều đó lại làm suy yếu các đồng tiền khác và khiến cuộc chiến chống lạm phát của các quốc gia khác trở nên khó khăn hơn.

Tham khảo: vn