Những cây cầu nối đôi bờ ở Hà Nội

23/09/2021

Cùng với hàng nghìn tỷ USD mà các nhà phát triển bất động sản rót vào hạ tầng, những cây cầu nối đôi bờ sông Hồng đang được triển khai góp phần làm nên diện mạo phát triển mới cho thủ đô.

Những cây cầu làm nên “Kỳ tích sông Hồng”

Theo Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội sẽ xây dựng thêm 10 cây cầu lớn vượt sông Hồng, trong đó, một số dự án đã bắt đầu thi công.

Hiện tại, sau 9 tháng khởi công, cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 đã hoàn thành đổ bê tông 20/53 bệ trụ, đổ bê tông 13/53 thân trụ. Phần cầu phụ vượt đê sông Hồng phía Long Biên sắp hoàn thiện. Đội ngũ hơn 500 cán bộ kỹ sư, công nhân hiện làm việc liên tục 3 ca mỗi ngày để đảm bảo tiến độ, đưa cây cầu 2.500 tỷ đồng vào hoạt động từ quý II/2023.

Mới đây, Hà Nội lấy ý kiến phương án thiết kế kiến trúc cầu Trần Hưng Đạo. Dự án có chiều dài 5,5 km, vốn đầu tư dự kiến 9.000 tỷ đồng, sau khi hoàn thành không chỉ góp phần giải tỏa áp lực cho các cây cầu hiện hữu mà còn tạo nên sự kết nối giữa các quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Long Biên và huyện Gia Lâm. Đây cũng là khu vực có mật độ cầu vượt sông Hồng dày đặc, với 4 cây cầu lớn trong phạm vi chỉ 5 km.

Ngược lên phía Bắc, hệ thống cầu vượt sông Hồng sắp được bổ sung thêm hàng loạt dự án “khủng”, gồm: cầu Tứ Liên, cầu Thăng Long mới, cầu Thượng Cát, cầu Hồng Hà 9 và cầu Vân Phú. Còn xuôi xuống phía Nam, trong tương lai không xa, thủ đô sẽ có thêm cầu Mễ Sở, cầu Ngọc Hồi và cầu Phú Xuyên.

Những cây cầu nối đôi bờ ở Hà Nội - 1

Theo kiến trúc sư Bùi Đình Trường, chuyên gia quy hoạch đô thị, Giám đốc Công ty Tư vấn Kiến trúc Việt Nam, nếu như ở thế kỷ trước, Hà Nội được coi là thành phố ven sông thì với quy hoạch mới, sông Hồng đã nằm gọn trong lòng Thủ đô với một bên là “Old Town” – nội đô cũ mang đậm dấu ấn lịch sử, một bên là “New City” – trung tâm mới hiện đại, năng động và đầy sức sống với những hứa hẹn phát triển vượt bậc trong tương lai.

“Việc xây dựng những cây cầu này không chỉ nhằm khép kín và tạo sự liên kết các vành đai mà còn giữ vai trò quan trọng trong việc mở thêm hướng phát triển đô thị Hà Nội về phía Đông theo mô hình đa trung tâm. Đây cũng được xem là nền tảng để thành phố kiến tạo một “Kỳ tích sông Hồng” đột phá của thế kỷ 21″, ông Trường nhận định.

Sức hút của một trung tâm mới

Từ kinh nghiệm phát triển của các đô thị hàng đầu trong khu vực, kiến trúc sư Bùi Đình Trường cho rằng sự bứt phá của khu Đông Hà Nội rất giống với mô hình phát triển thần tốc của khu phố Đông, thành phố Thượng Hải (Trung Quốc) cuối thế kỷ 20. Chỉ trong chưa đầy 10 năm khi thành phố dồn lực cho phát triển hạ tầng, đặc biệt là giao thông, khu Đông đã lột xác, từ những bãi đất hoang trở thành tâm điểm phát triển phồn hoa, sầm uất bậc nhất Thượng Hải.

“Điều tương tự cũng đang diễn ra với khu Đông Hà Nội. Khu vực này là một đầu tàu phát triển quan trọng của thủ đô”, ông Trường nhận định.

Theo ông Bùi Đình Trường, trước những năm 2010, khu Đông Hà Nội hầu như không được giới đầu tư quan tâm, một phần vì giao thông cách trở, một phần vì hạ tầng nghèo nàn. Tuy nhiên, hệ thống cầu vượt sông Hồng ngày càng hoàn thiện đã trở thành cú hích khiến tốc độ phát triển và sức nóng của khu Đông gia tăng theo cấp số nhân.

Theo các chuyên gia, trước đây, Hà Nội từng triển khai nhiều quy hoạch để giãn dân, như Đề án giãn dân phố cổ, nhưng kết quả còn hạn chế.

Trong khi đó, sức hút tự thân của Vinhomes Ocean Park góp phần vào sự dịch chuyển cư dân từ “Old Town” sang “New City”. Dự án được thiết kế để trở thành một quận trung tâm trong lòng thành phố, không chỉ mang tới cho cư dân chuẩn mực sống mới, tiện nghi đầy đủ mà việc làm ăn cũng thuận lợi hơn, nhờ tòa tháp văn phòng thu hút cộng đồng doanh nghiệp đến làm việc.

“Chỉ cần xây dựng một đô thị đầy đủ các hạ tầng, dịch vụ, tiện ích hiện đại thì không cần mời cư dân cũng tự động tìm đến”, chuyên gia xã hội học Nguyễn Thu Hương lý giải.


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.