Top 10 quốc gia đông dân nhất thế giới

10/08/2023

Tăng thêm trung bình 36.470 người mỗi ngày, với dân số hiện tại gần 1,5 triệu người, Ấn Độ đã vượt Trung Quốc để trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới.

1. Ấn Độ

Công ty con của Dow Jones & Company (Mỹ) theo số liệu từ Liên hợp quốc (LHQ) tính tới ngày 14/4/2023 cho biết Ấn Độ đã vượt qua Trung Quốc để trở thành quốc gia có dân số đông nhất trên thế giới, với 1.425.782.975 người, trong khi dân số của Trung Quốc là 1.425.748.032 người (Theo MarketWatch).

Trung Quốc đã giữ vị trí quốc gia có dân số đông nhất kể từ năm 1950, thời điểm LHQ bắt đầu công bố dữ liệu dân số. Trung tâm Nghiên cứu Pew cho biết tính toán quy mô dân số rất khó, nhưng ước tính hiện tại cho dân số Ấn Độ là hơn 1,4 tỷ người, lớn hơn toàn bộ dân số châu Âu (744 triệu người) và châu Mỹ (1,04 tỷ người). Dân số Ấn Độ dự kiến tiếp tục tăng, trong khi dân số Trung Quốc có xu hướng giảm.

LHQ dự đoán rằng với tăng trưởng trung bình, dân số Ấn Độ sẽ vượt qua mốc 1,5 tỷ người vào cuối thập kỷ này và tiếp tục tăng chậm đến năm 2064, đạt 1,7 tỷ người. Dân số trẻ chiếm tỷ lệ cao ở Ấn Độ, với hơn 40% dân số dưới 25 tuổi, gần như mỗi người dưới 25 tuổi trên thế giới thì có một người sống ở Ấn Độ. Độ tuổi trung bình của Ấn Độ là 28 tuổi, thấp hơn so với Mỹ (38 tuổi) và Trung Quốc (39 tuổi).

Trong khi đó, Trung Quốc và Mỹ đang gặp phải vấn đề dân số già đi nhanh chóng. Người trên 65 tuổi ở Ấn Độ chỉ chiếm khoảng 7% dân số, trong khi tại Trung Quốc là 14% và Mỹ là 18%. Tỷ lệ người Ấn Độ trên 65 tuổi có thể duy trì dưới 20% cho đến năm 2100.

Nền văn hóa sông Ấn đã trở thành một biểu tượng quốc gia của Ấn Độ, được bảo tồn và phát triển từ hàng ngàn năm trước đến nay. Với quy mô thị trường lớn thứ hai trên thế giới, Ấn Độ cũng là một trong những thị trường hấp dẫn với tiềm năng đầu tư lớn. Tuy nhiên, hiện nay, Ấn Độ đang đối mặt với nhiều vấn đề môi trường nghiêm trọng. Đất nông nghiệp đang bị suy thoái, tài nguyên thiên nhiên đang cạn kiệt và môi trường sống đang bị ô nhiễm nghiêm trọng.

2. Trung Quốc

Trung Quốc là quốc gia có dân số đông thứ 2 thế giới, đạt 1,45 tỉ người (5/2023) Nếu tính về kinh tế, Trung Quốc là quốc gia có thị trường rộng lớn, nguồn lao động dồi dào để phát triển nền kinh tế. Trung Quốc là quốc gia do Đảng Cộng Sản đứng đầu, thủ đô là Bắc Kinh. Trung Quốc là quốc gia sở hữu hai con sông dài nổi tiếng thế giới đó là sông Trường Giang và sông Hoàng Hà.

Trung Quốc có đường bờ biển dài 14500 km. Đây là một trong những đất nước có nền văn minh cổ đại, trải qua hàng nghìn năm kế thừa và phát triển. Trong 1,45 tỷ người, dân tộc Hán chiếm 90% và 10% còn lại là các dân tộc khác như: Tạng, Hồi… Trung Quốc có diện tích gần 9,6 triệu km vuông, đứng thứ 4 trên toàn thế giới.

3. Hoa Kỳ

Hoa Kỳ gồm có 50 tiểu bang và dân số là 335 triệu dân (5/2023) đứng thứ 3 thế giới. Hoa Kỳ không chỉ là quốc gia đông dân thứ 3 trên thế giới mà còn là quốc gia đa chủng tộc nhất thế giới. Và Hoa Kỳ cũng là đất nước đứng thứ 3 thế giới về diện tích. Hoa Kỳ cũng là quốc gia đa văn hóa, đa chủng tộc và đất nước này có một truyền thống văn hóa rất phổ biến đó là văn hóa Phương Tây, kế thừa từ nhóm người di dân từ Tây Âu đến.

Môn thể thao quốc gia của Hoa Kỳ là bộ môn bóng chày, nó được công nhận từ cuối thế XIX. Khi nhắc đến Hoa Kỳ là nhắc đến sự phát triển về kinh tế cũng như vũ khí hạt nhân. Đây là quốc gia có yêu cầu khắc nghiệt về thị thực khi nhập cảnh nhất thế giới.

4. Indonesia

Indonesia là quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á có dân số đứng thứ 4 trên thế giới: khoảng 280 triệu người (5/2023). Đây cũng là một quốc gia đa chủng tộc của của vực Đông Nam Á. Trong đó đạo Hồi chiếm phần lớn các tôn giáo của Indonesia. Indonesia sở hữu cho mình 13487 hòn đảo và được mệnh danh là xứ sở vạn đảo.

Indonesia là quốc gia đa sắc tộc, gồm 300 sắc tộc và mỗi sắc tộc có những nét văn hóa riêng chúng ngự trị trên các hòn đảo khác nhau. Indonesia là quốc gia giàu nhất về đảo, việc sở hữu rất nhiều hòn đảo này giúp cho Indonesia phát triển về loại hình du lịch biển. Indonesia đứng thứ 15 thế giới về diện tích với 1,9 triệu km vuông.

5. Pakistan

Pakistan là quốc gia đông dân thứ 5 thế giới: 231 triệu dân (5/2023)  và 50 chủng tộc. Pakistan có nền văn hóa vô cùng đa dạng và cũng là đất nước có lượng dân di cư lớn nhất thế giới. Mặc dù đứng thứ 5 về dân số đông nhưng diện tích của Pakistan chỉ đứng thứ 33 của thế giới. Pakistan có số dân theo dòng Hồi giáo Shia đứng thứ hai thế giới. Đây là quốc gia hạt nhân có đa số dân là tín đồ Hồi giáo duy nhất trên thế giới. Pakistan là một thành viên của Khối thịnh vượng chung, các nền kinh tế Next Eleven và D8. Pakistan là đất nước đang trên đà phát triển nên gặp phải rất nhiều vấn đề về mù chữ và đói nghèo. Hiện nay nền kinh tế của Pakistan củ yếu vẫn là nền kinh tế dịch vụ khi ngành này chiếm tỷ trọng 53%.

6. Nigeria

Nigeria có dân số đứng thứ 6 trên thế giới: 219 triệu người (5/2023) là quốc gia có dân số đông nhất khu vực châu Phi. Nigeria là đất nước có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới. Tuy nhiên Nigeria vẫn là một nước nghèo chưa thể thoát khỏi những tàn dư còn lại của chính phủ độc tài.

Những năm gần đây đất nước này đang dần phát triển do có thế mạnh mạnh từ phát triển ngành dầu mỏ. Nigeria đang dẫn đầu trong ngành công nghiệp dầu và là đất nước đóng vai trò chủ chốt của ngành dầu mỏ thế giới. Nigeria đang trên đà trở thành đất nước có nền kinh tế phát triển nhất Châu Phi. Nigeria có diện tích 923.768 km vuông đứng thứ 31 thế giới.

7. Brazil

Brazil sở hữu 215 triệu dân (5/2023), xếp thứ 7 thế giới. Brazil rất đa dạng chủng tộc, người da đen và da trắng gần ngang bằng nhau (49,7% da trắng; 42,6% da lai; 6,9% da đen; 0,5% da vàng; 0,3 da đỏ). Đây là quốc gia có quốc ngữ là tiếng Bồ Đào Nha chứ không phải là tiếng Anh như các quốc gia khác ở Châu Mỹ. Brazil là một trong những thành viên sáng lập các tổ chức trên thế giới như: Liên Hiệp Quốc, G20, Liên Minh các quốc giNam Mỹ,… Brazil là quốc gia có diện tích đứng thứ 5 trên thế giới, chiếm 8,5 triệu km vuông. Là đất nước có nguồn sinh học đa dạng nhất thế giới

8. Bangladesh

Quốc gia có dân số theo đạo Hồi đứng thứ 3 thế giới và đứng thứ 8 thế giới về tổng dân số quốc gia: 168 triệu người. Diện tích của quốc gia này chỉ đứng thứ 93 trên thế giới (theo quốc gia), diện tích rất nhỏ so với dân số của Bangladesh. Đây là quốc gia có cộng đồng Hồi giáo lớn thứ ba thế giới.

Quốc gia này chủ yếu yếu là dân Bengali chiếm 98%, còn lại là dân di cư từ nơi khác đến. Bangladesh là quốc gia có sự phát triển về con người rất ấn tượng, họ tập trung nâng cao trình độ học vấn. Dù có những nỗ lực trong nước và quốc tế nhằm cải thiện triển vọng kinh tế và nhân khẩu, Bangladesh vẫn là một quốc gia dưới mức phát triển và dân số quá đông đúc.

9. Nga

Nga là quốc gia xếp thứ 9 về dân số với 145 triệu người. Tuy nhiên diện tích của quốc gia này lại xếp thứ nhất thế giới. Nga là quốc gia có hơn 83 bang liên hợp lại, và 80% dân số tập trung ở thành phố, mật độ dân số thấp và phân bố không đồng đều giữa thành thị, nông thôn.

Nga có tên gọi đầy đủ là Liên bang Nga là một quốc gia cộng hòa liên bang nằm ở phía bắc của lục địa Á – Âu. Nga là thành viên của các tổ chức thế giới như: G20, G8, APEC, SCO,… và là thành viên thường trực của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc.

10. Mexico

Mexico vượt lên Nhật Bản và chiếm vị trí thứ 10 trong danh sách 10 quốc gia đông dân nhất thế giới với 132 triệu người. Đất nước này là một trong những khu đô thị đông dân nhất trên thế giới. Mexico là quốc gia có diện tích đứng thứ 13 trên thế giới: 1.96 triệu km vuông. Mexico có thiên nhiên đa dạng và nền văn hóa vô cùng đặc sắc, mang ảnh hưởng từ cả văn hóa bản địa truyền thống và văn hóa Tây Ban Nha. Đây cũng là nước có số lượng người nói tiếng Tây Ban Nha cao nhất trên thế giới, và tôn giáo chủ yếu tại đây là công giáo Rôma.

Kinh tế Mexico là một nền kinh tế thị trường hỗn hợp và được xếp vào nhóm các quốc gia có thu nhập trung bình trên. Đây là nền kinh tế lớn thứ 15 thế giới và đồng thời cũng là một trong những nước có thu nhập bình quân cao nhất khu vực Mỹ Latinh.